Trước thập niên 60, mô hình một lớp học của ĐH phương Tây là thầy đứng trên bục, còn học trò thì ngồi phía dưới với các bàn xếp song song, ngang bằng nhau. Thầy đứng trên cao sẽ nhìn xuống và điều hành buổi học. Thầy nói nhiều hơn trò. Thầy hỏi, trò trả lời. Học trò được sắp xếp theo danh sách, ví dụ 50 bạn lớp Kinh tế KT3, gắn bó với nhau suốt 5 năm học. Cứ sáng sáng, 50 bạn này sẽ ngồi trong lớp, sẽ có từng thầy tới dạy. Lớp là của trò. Ví dụ sáng nay lớp KT3 học ở phòng A212, có cô Marie đến dạy Kế Toán, chiều có thầy Peter đến dạy Thống Kê. Thầy phải tìm trò mà dạy.
Sau đó, họ cải cách. Mô hình lớp học mới là thầy sẽ đứng thấp hơn trò. Học trò vây quanh, cao hơn thầy để nghe cho rõ. Thầy phải ngước lên, tương tác với học viên. Có thể leo lên tận nơi học viên ngồi để trò chuyện, phỏng vấn, chất vấn. Trò nói nhiều hơn thầy. Trò hỏi, thầy trả lời. Lớp là của thầy. Ví dụ cô Marie dạy Văn ở phòng A211 sáng thứ 2 từ 8h-11h, thầy Peter dạy toán ở phòng B301 chiều thứ 2 từ 2h-4h. Trò chủ động, muốn học ai thì đăng ký học và tự tìm thầy mà học. Thầy cạnh tranh nhau, dạy dở quá không ai học thì ráng chịu. Học trò bỏ tiền ra học, vắng mặt cũng chả sao, không cần điểm danh. Bỏ tiền ra mà không học thì quyền của họ, họ không tiếc tiền thì thôi chứ sao lại ép?
Nên hầu hết ở ĐH nước ngoài hiện nay, bàn ghế phòng học cũ đều đã được sắp mới theo hình vòng cung hoặc rẽ quạt, phía sau luôn cao hơn và ghế ngồi được bố trí so le với phía trước. Trước mặt học viên có 1 cái bảng tên để giảng viên kiểm soát ai vắng mặt, cũng như gọi tên khi giơ tay lên một cách đầy tôn trọng.
Người ta tính toán rằng, việc sắp ghế hình vòng cung/bán nguyệt/rẽ quạt… ở phòng học sẽ khiến học viên tập trung tiếp thu cao nhất. Và việc đào tạo đạt mức tối ưu.
Comments/disqusion
No comments